Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

810 tỷ đồng xây trung tâm thương mại cao cấp ở Vinh


Ngày 27/10, tại thành phố Vinh, Nghệ An, Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Vinaconex 20 đã khởi công xây dựng Khu tổ hợp trung tâm thương mại-khách sạn cao cấp-văn phòng cho thuê-chung cư cao tầng và nhà liền kề với tổng vốn đầu tư 810 tỷ đồng.

Với diện tích trên 31.000 HTML clipboard m2, dự án bao gồm 1 tòa nhà 15 tầng làm văn phòng cho thuê, 1 khách sạn 15 tầng, 2 nhà chung cư cao 18 tầng, 92 căn hộ liền kề, hai nhà trẻ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Phát biểu tại lễ khởi công, Giám đốc Công ty Vinaconex 20 Nguyễn Huy Lan cho biết với kiến trúc hiện đại nhưng vẫn mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, dự án nhằm tạo ra không gian đô thị thoáng mát phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.

Sau khi hoàn thành vào quý IV/2013, dự án không chỉ mang lại lợi ích về chỗ ở cho gần 2.900 người mà còn là một trong những khu đô thị đẹp và là điểm nhấn của thành phố Vinh.

Với dân số trên 280.000 người, nhu cầu về nhà ở trên địa bàn thành phố Vinh từ nay đến 2010 lên tới 785.400 HTML clipboard m2. Trong khi đó, thành phố Vinh vẫn có tới 17/18 chung cư cũ chỉ còn lại dưới 50% độ an toàn cho phép để các hộ dân sinh sống./.

(TTXVN/Vietnam+)


Hờ hững với du lịch kỳ nghỉ lễ Quốc khánh


Lượng khách trong dịp Quốc khánh 2/9 năm nay không mấy biến động so với ngày thường, cho dù giá tour và giá dịch vụ không hề tăng.

Trái với mong đợi của các hãng du lịch và dịch vụ cho thuê ôtô,

Giá tour không tăng, khách vắng

Tuy đã gần sát ngày nghỉ 2/9, nhưng các hãng du lịch vẫn còn nhiều tour trống. Khách đến đặt tour chỉ bằng 60 - 70% so với dịp này năm ngoái.

Chị Phạm Thu Thảo, nhân viên điều hành tour Công ty du lịch Transviet cho biết, do ngày 2/9 năm nay “lửng lơ” ở giữa tuần chỉ được nghỉ 1 ngày, nên việc tổ chức các tour khá khó khăn. Lượng du khách đi đúng ngày lễ không được như mong muốn. Hầu hết hành khách chọn đi nghỉ từ 2 ngày cuối tuần trước dịp 2/9.

Các tour khởi hành từ ngày 28/9 và 29/9 có lượng khách nhỉnh hơn, nhưng cũng không nhiều.

Cùng chung cảnh vắng khách, các tour mở ngày 1/9 và 2/9 của Công ty Vietravel vẫn còn trống từ 4/6 vị trí mỗi tour. Tại Công ty du lịch Á Châu, lượng khách đăng ký tour chỉ bằng 60% so với dịp này năm ngoái.

Cũng theo các công ty du lịch, do thời gian nghỉ ngắn và lo ngại dịch cúm A/H1N1 nên dịp này người dân chuộng du lịch nội địa hơn đi du lịch nước ngoài. Du khách phía Nam chủ yếu chọn tour biển Vũng Tàu, Phan Thiết, Mỹ Tho; du khách phía Bắc chọn tour Vịnh Hạ Long, Sầm Sơn, Thác Đa, Quan Lạn.

Đối với số ít du khách chọn du lịch nước ngoài, tour được ưa thích là Singapore-Malaysia, Campuchia, Hàn Quốc và châu Âu, kế tiếp là Hongkong, Thái Lan, Bắc Kinh.

Dịp lễ 2/9 năm nay rơi vào giữa tuần nên nhiều doanh nghiệp lữ hành đã có những thiết kế tour ngắn ngày, kèm nhiều ưu đãi. Khác với mọi năm, giá tour dịp lễ 2/9 không những không tăng, mà còn có tour giảm giá. Bởi từ 1/9 Vietnam Airlines áp dụng giá vé khứ hồi cho 20 công ty tham gia chương trình “kích cầu du lịch nội địa” từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Huế hoặc Đà Nẵng chỉ còn 810.000 đồng, thay vì 1.060.000 đồng.

Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist đã triển khai hơn 50 tour, tập trung đẩy mạnh các tour ngắn ngày (1 - 3 ngày) đến hầu hết các resort tại các vùng biển miền Trung, miền Nam... với 2.200 du khách đã đăng ký tour.

Công ty Vietravel đang giới thiệu khoảng 20 tour du lịch trong nước và 30 tour nước ngoài, với hơn 1.000 khách du lịch trong nước, 1.500 khách du lịch nước ngoài đăng ký tour. Fiditour cũng hướng đến những tuyến biển đảo với giá phù hợp.

Các công ty này còn có nhiều ưu đãi như giảm giá cho gia đình từ 4 người trở lên, giảm giá cho khách trên 60 tuổi, rút thăm trúng thưởng. Fiditour còn thiết kế thêm tour tắm biển nhân tạo 1 ngày tại khu du lịch Đại Nam tỉnh Bình Dương với các dịch vụ chất lượng cao.

Ôtô vắng khách thuê

Cùng chung cảnh ngộ, dịch vụ cho thuê ôtô cũng rơi vào tình trạng ế ẩm. Nếu như mọi năm, ôtô cho thuê thường “cháy hàng” hoặc đắt giá vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh, thì năm nay tất cả các loại xe, đặc biệt là xe 40 - 50 chỗ ngồi vẫn đang xếp hàng chờ người thuê.

Theo anh Đỗ Quốc Hưng, Giám đốc điều hành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tam Linh, công ty có 20 đầu xe đủ các loại từ 4 chỗ ngồi đến loại 50 chỗ ngồi, nhưng đến thời điểm này, nhiều xe vẫn chưa có người thuê. Loại xe dưới 30 chỗ ngồi được thuê nhiều hơn, chủ yếu phục vụ nhu cầu các gia đình đi du lịch gần hoặc về quê.

Cũng theo anh Hưng, giá thuê xe có người lái vào dịp này vẫn giữ như ngày thường. Trong khi đó, nhu cầu thuê xe tự lái loại 4 chỗ hoặc 7 chỗ ngồi có vẻ nhỉnh hơn một chút. Đây là lựa chọn hợp lý cho những gia đình không đi chơi xa, mà chỉ tự tổ chức đi vui chơi quanh thành phố hoặc về quê thăm họ hàng.

Tuy nhiên, anh Hữu Tuân, chủ cửa hàng cho thuê xe tự lái ở 52 Tôn Thất Tùng (Hà Nội) cho biết: “Mọi năm, đến tầm này, các xe đã được đặt hết, nhưng năm nay kỳ nghỉ 2/9 đã sát rồi mà vẫn chưa thấy động tĩnh gì”.

Tình trạng vắng khách thuê xe cũng đang diễn ra tại các địa điểm cho thuê xe tự lái khác của Hà Nội như Trần Khát Chân, Đường Láng, Cầu Giấy… Tuy không “cháy” xe như mọi năm, nhưng các chủ cửa hàng cho biết, giá thuê xe tự lái dịp 2/9 năm nay vẫn tăng nhẹ từ 100.000 - 200.000 đồng/xe: Xe Matiz là 300.000 đồng/12 giờ, Honda Civic là 800.000 đồng/12 giờ, xe Hyundai Gets là 500.000 đồng/12 giờ, xe Toyota Innova là 800.000 đồng/12 giờ, Daewoo Gentra là 550.000 đồng/12 giờ.

Với xu hướng ít khách đi du lịch xa, nhiều người cho rằng các nhà hàng, khu vui chơi trong thành phố và dịch vụ karaoke sẽ đông khách trong dịp nghỉ 2/9 này./.

(Tin tức/Vietnam+)


Mưa ngập nửa mét, một học sinh bị điện giật chết


(NLĐO) - Em Cồ Quốc Duy (SN 1996, học lớp 8 Trường THCS Lý Phong, phường 9, quận 5-TPHCM) bị điện giật ngay ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Biểu, trước trụ sở Công ty cho thuê Tài chính II, vào tối 31-8 và đã tử vong.

Mẹ em Duy đau khổ tột cùng trước cái chết oan uổng của con trai.

Trước đó, Duy xin gia đình cho sang nhà bạn mượn sách về chép bài. Đi cùng Duy có hai bạn là T. và K. Em K. cho biết lúc đó trời mưa rất lớn, đường Trần Hưng Đạo ngập hơn nửa mét nước. Duy bảo lên lề đường chạy để không bị ngập. Khi đến gần ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu, Duy bị té nằm đè lên xe đạp "dính" vào trụ đèn chiếu sáng.

Ngay sau đó, xe cứu thương cùng với nhân viên của một số cơ quan chức năng cũng có mặt ở hiện trường, nhưng nguồn điện trong khu vực chưa được cắt(!) nên không ai dám vào cứu nạn. Phải mất hơn 30 phút sau đó, nguồn điện tại khu vực mới được cắt. Mọi người vội đưa Duy vào bệnh viện cấp cứu nhưng em không qua khỏi.


Lãng phí lớn nguồn lực đất đai


(ANTĐ) - Sau một thời gian dài rà soát, đánh giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm kê tình hình quản lý, sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê trên toàn quốc. Số liệu mới nhất cho thấy, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, bỏ đất hoang hóa, lãng phí là rất nghiêm trọng.

Thống kê từ cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, cả nước hiện đang có 144.485 tổ chức đang quản lý, sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê. Trong đó, có tới 3.311 tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích với diện tích 25.587,82ha. Không những thế, những cơ quan, doanh nghiệp này còn cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái phép...

Bộ TN-MT nhận định, thực trạng này “xảy ra ở hầu hết các loại hình tổ chức”. Trong số các loại đối tượng vi phạm, các tổ chức sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm vị trí cao nhất với 1.527 đơn vị trên diện tích 21.499,68ha, chiếm 84,02%. Rà soát cho thấy có tới 1.828 tổ chức sử dụng làm nhà ở với diện tích 4.088,24ha.

Phần lớn diện tích đất này được dành... xây nhà cho cán bộ, công nhân viên! ấy là chưa kể tới hơn 1.200 đơn vị khác đang sử dụng đất cho thuê trái phép với diện tích 2.918,65ha, tập trung lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, sau đó tới vùng Đông Bắc, vùng Đông Nam bộ. Những trường hợp cho mượn, chuyển nhượng trái phép cũng lên tới con số hàng nghìn...

Theo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN-MT), diện tích đất chưa đưa vào sử dụng của các tổ chức được giao, thuê cũng lên tới trên 299.719ha. Trong đó, diện tích còn để hoang hóa xấp xỉ 250.862ha do 2.455 tổ chức quản lý. Diện tích đầu tư, xây dựng chậm (dự án “treo”) cũng lên tới 48.888ha, tập trung chủ yếu là các trường học và những dự án phát triển đô thị mới, dự án xây dựng khu công nghiệp... Số dự án “treo” tập trung chủ yếu tại Bắc Trung bộ, chiếm tới 56,1% tổng diện tích đất chưa sử dụng.

Tại Hà Nội, trong vòng 6 năm (từ 1-1-2003 đến 31-12-2008), 3.401 dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất nhưng cũng có tới 505 dự án trong số đó bị phát hiện “treo” dưới nhiều dạng... Có dự án bị ách tắc do chậm giải phóng mặt bằng. Có dự án không sử dụng đất trong 12 tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc chậm 24 tháng so với tiến độ được duyệt. Cuối cùng là đất bị chuyển nhượng trái pháp luật, bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích chủ đầu tư chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước...

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên nhân khiến các chủ đầu tư chậm triển khai dự án là do Nhà nước thay đổi, bổ sung chính sách làm phát sinh khó khăn, vướng mắc khi xử lý giai đoạn chuyển tiếp giữa các thời kỳ, nhất là các dự án quy mô lớn, thời gian thực hiện dài... khiến dân thắc mắc, khiếu kiện. Một số trường hợp khác, chủ đầu tư thiếu vốn, chưa nỗ lực, có tâm lý chờ thị trường bất động sản bớt “trầm lắng” mới triển khai.

Nhiều trường hợp chủ đầu tư là doanh nghiệp nhỏ, năng lực yếu nhưng lại được giao dự án quy mô lớn. Một số khác đủ điều kiện khởi công nhưng lại xin điều chỉnh cục bộ quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất... để nâng cao hiệu quả đầu tư - cũng khiến dự án “treo” thời gian dài.

Để hạn chế tình trạng sử dụng đất lãng phí, Bộ TN-MT cho rằng, cần xây dựng định mức sử dụng đất của tổ chức, đặc biệt là định mức sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất. Bộ TN-MT cũng kiến nghị, cần có các quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công của Nhà nước nếu để xảy ra tình trạng đất đai bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, sử dụng không có hiệu quả hoặc lấn, chiếm đất.

Đối với diện tích đất đang cho mượn chuyển nhượng trái phép, các dự án đầu tư chậm tiến độ, các khu đất sử dụng không đúng mục đích, các vụ tranh chấp về ranh giới... Bộ TN-MT đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh tập trung xử lý theo những hướng cụ thể. Tương tự, các dự án đầu tư chậm tiến độ do khó khăn trong công tác bồi thường, GPMB, đề nghị UBND các tỉnh xem xét nguyên nhân và đề xuất việc gia hạn thời gian thực hiện hoặc chấm dứt thực hiện đối với từng dự án cụ thể. Riêng đối với các dự án do thiếu vốn hoặc triển khai chậm quá quy định của pháp luật đất đai, cần chấm dứt thực hiện dự án và lập thủ tục thu hồi đất, không gia hạn.

Đối với các khu đất sử dụng không đúng mục đích của các cơ quan Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công, UBND các tỉnh thông báo cho các tổ chức biết để đưa những diện tích đất này vào sử dụng đúng mục đích. Trường hợp tổ chức không khắc phục sẽ tiến hành xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan và thu hồi diện tích đất sử dụng không đúng mục đích.

Đối với các khu đất bị lấn, chiếm trái phép, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho UBND các cấp nơi có các khu đất bị lấn, chiếm chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và các phương án GPMB, giao trả lại quỹ đất cho Nhà nước quản lý để lập kế hoạch khai thác, sử dụng vào mục đích khác mà không giao lại cho tổ chức có đất để bị lấn, chiếm.


Vinaconex 20 đầu tư 810 tỷ đồng xây trung tâm thương mại cao cấp ở Vinh


Ngày 27/10, Công ty CP cơ khí xây dựng VINACONEX 20 (VINACONEX 20) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án Khu tổ hợp trung tâm thương mại - khách sạn cao cấp - văn phòng cho thuê - chung cư cao tầng và nhà liền kề tại thành phố Vinh, Nghệ An.

Để dự án Khu tổ hợp trung tâm thương mại - khách sạn cao cấp - văn phòng cho thuê - chung cư cao tầng và nhà liền kề thực hiện đúng tiến độ, công ty đã tiến hành di dời Nhà máy sản xuất ống thép xây dựng ra Khu công nghiệp Nam Cấm.

Với diện tích 3,2 ha tại số 3 đường Mai Hắc Đế- TP Vinh, tổng vốn đầu tư 810 tỷ đồng, quy mô của dự án là xây dựng 2 nhà chung cư cao 18 tầng ( T1 và T2), 1 nhà cao 15 tầng làm văn phòng cho thuê, 1 khách sạn cao 15 tầng, 92 căn hộ liền kề, 2 nhà trẻ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Sau khi hoàn thành vào quý IV/2013, dự án không chỉ mang lại lợi ích về chỗ ở cho gần 2.900 người mà còn là một trong những khu đô thị đẹp và là điểm nhấn của thành phố Vinh.

Thu Hiền


Nhà cho thuê tăng giá: “Đổ đầu” người thu nhập thấp


(Dân trí) - Ngay cả khi thị trường BĐS trầm lắng trong suốt một thời gian dài thì giá nhà cho thuê đối với phân khúc bình dân cũng chưa bao giờ giảm. Bởi vậy có thể hiểu vì sao người thu nhập thấp đang phải thuê nhà giá cao.

Sức ép nhà thuê ngày càng tăng do thiếu nguồn cung.

Thuyền lên thì nước cũng lên…

Sau khi chủ nhà liên tiếp đòi tăng giá, gia đình chị Minh (giáo viên) đang thuê trọ tại một căn hộ trong ngõ nhỏ ở gần khách sạn Thắng Lợi đã quyết định đi tìm nhà chỗ khác.

Chị cho biết, hơn 1 năm trước, chị thuê căn hộ này với diện tích 15m2 chỉ có 600.000 đồng/tháng, sau đó đã tăng lên 1 triệu đồng/tháng và cách đây 3 tháng thì đứng ở giá 1,2 triệu đồng/tháng nhưng chị vẫn cố gắng chấp nhận.

Tuy nhiên, gần đây chủ nhà lại thông báo sẽ tăng tiếp vì đã có người trả giá cao hơn. Theo chị, với diện tích và những điều kiện hạ tầng hiện có thì việc tăng giá nữa là không thể chấp nhận được. Hơn nữa, nếu chị có đồng ý với giá chủ nhà đưa ra thì đến khi có người khác trả cao hơn, không lẽ chị lại phải theo…?

Suốt thời gian tìm nhà thuê, chị Minh mới biết giá thuê bây giờ tăng lên quá cao. Đơn cử như một căn hộ cho thuê ở trong làng Ngọc Hà với diện tích chỉ khoảng 12m2, giơ tay cao đã chạm đến trần, hơn nữa đường đi thì lắt léo, vậy mà chủ nhà “quát” tới 1,5 triệu đồng/tháng.

Chị Minh cũng đi hỏi nhiều nhà nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, Thụy Khê nhưng đều không thuê được vì chỗ thì giá cao quá, chỗ thì điều kiện an ninh, hạ tầng điện, nước… không đảm bảo.

Anh Nghĩa (sinh viên trường ĐH Công Đoàn) cũng là một trong những người đang phải đối mặt với giá thuê nhà tăng cao. Cách đây khoảng 2, 3 tháng, anh cùng một người bạn thuê căn hộ chừng 20m2 trong khu tập thể Khâm Thiên (Hà Nội) với giá 1,3 triệu đồng/tháng. Nhưng vừa rồi, chủ nhà đã đòi tăng lên 1,5 triệu đồng/tháng, đồng thời thông báo sẽ tăng tiếp trong một vài tháng nữa.

Anh Nghĩa cho biết: ngay cạnh phòng anh ở cũng có một nhóm 2 sinh viên nữ đã phải vừa tìm chỗ thuê khác vì chủ nhà thông báo tăng từ 1,5 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng đối với căn hộ hộ chừng hơn 20m2 này.

Không chỉ chịu áp lực về giá thuê nhà, các chi phí sinh hoạt cũng khiến người đi thuê phải khốn đốn. Điển hình là giá điện, nhiều nơi hiện nay đang phổ biến ở mức 2.500 - 3.000 đồng/kwh.

Điều đáng nói là mặc dù ngành điện lực đã có quy định cho phép người thuê trọ được sử dụng điện với giá điện bậc thang, nhưng phần lớn các chủ nhà đều không thực hiện vì cho rằng thủ tục lằng nhằng.

Người thuê trọ còn phải chịu giá nước trung bình khoảng 30 - 50.000 đồng/người/tháng, thậm chí những gia đình ở tầng cao còn phải chịu thêm tiền bơm nước…

Người thu nhập thấp phải thuê nhà giá cao

Theo đăng báo của một công ty môi giới BĐS ở Hạ Đình (Thanh Xuân - Hà Nội) thì hiện đơn vị này đang rao cho thuê 17 phòng giá rẻ cho người thu nhập thấp với diện tích từ 14 - 20m2 với giá từ 1,2 - 2,5 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, các thông tin công khai trên báo chí cho thấy, giá thuê nhà ở Hà Nội với diện tích chỉ hơn 10m2 có thể ở được hầu như không dưới mức giá trên.

Điều đó cũng có thể lý giải rằng đây là mức thuê khó thấp hơn được nữa đối với khu vực ở nội thành Hà Nội. Nó cũng đồng nghĩa với việc đã và đang có một số lượng rất lớn người thu nhập thấp phải thuê nhà giá cao so với khả năng chi trả của họ.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, quỹ nhà ở hiện nay của thành phố thiếu trầm trọng, hàng ngàn hộ đang phải sống trong điều kiện chỗ ở không đảm bảo tiêu chuẩn. Hiện chỉ có khoảng 30% số cán bộ, công chức nhà nước được phân phối nhà ở, trong đó tỷ lệ hộ gia đình trẻ chưa có nhà ở và thu nhập thấp chiếm phần lớn.

Bên cạnh đó, hệ thống ký túc xá tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 15-20% trên tổng số khoảng 800 nghìn sinh viên có nhu cầu ở ký túc xá, số còn lại phải đi thuê trọ ở ngoài.

Đó là chưa kể còn có một số lượng rất lớn những người lao động không thuộc thành phần kinh tế nhà nước đang làm việc tại thành phố có thu nhập trung bình và thấp, không thể có tiền mua nhà… Tất cả những điều đó đang ngày càng tăng sức ép cho nhu cầu nhà đi thuê.

Tuy nhiên, với nghịch lý người thu nhập thấp đang phải thuê nhà giá cao như hiện nay thì có lẽ trách nhiệm này không chỉ riêng chủ nhà cho thuê.

Lan Hương


Văn phòng cho thuê vẫn còn nhiều diện tích trống


Theo nghiên cứu của Savills VietNam, TP HCM hiện có 37 cao ốc văn phòng tiêu chuẩn hạng A và B, chiếm khoảng 475.000 m² diện tích sàn thuần. Tuy nhiên, công suất cho thuê chỉ đạt hơn 80%.

Trong Q3 2009, thị trường văn phòng tại TPHCM đã có thêm nguồn cung hạng A mới là tòa nhà Kumho Asiana Plaza với khoảng 25.700m² diện tích sàn thuần. Nhìn chung, thị trường văn phòng TP HCM tăng nhẹ lên 5% so với Q2 2009.

Giá thuê trung bình cho tất cả các quận và các hạng không thay đổi trong Q3 2009 trong khi công suất thuê bình quân đã tăng nhẹ 2%. Tuy nhiên, do Kumho Asiana Plaza hoàn thành vào cuối quý này nên công suất thuê của Hạng A đã giảm mạnh đến 15%.

Thông qua số yêu cầu thuê văn phòng nhận được, Savills có thể theo dõi nhu cầu về văn phòng cho thuê. Các yêu cầu thuê tuy biến động đáng kể nhưng có chiều hướng đi lên kể từ tháng 5 2008. Trong cuối Q3 này, Savills nhận thấy nhu cầu thuê giảm nhẹ và nghĩ rằng xu hướng này sẽ tiếp tục trong cả Q4 và xa hơn nữa khi có thêm văn phòng Hạng B được đưa ra thị trường.

Hầu hết các giao dịch đến từ các khách thuê văn phòng hiện hữu tận dụng cơ hội giá thuê giảm và có rất ít khách thuê mới vào thị trường. Savills nhận thấy có một lượng khách thuê từ khu vực ngoại ô chuyển vào khu vực trung tâm hoặc nâng cấp lên các văn phòng chất lượng tốt hơn do giá thuê giảm nên các văn phòng này có mức thuê chấp nhận được.

Hạng

Số tòa nhà

Lượng cung (m2)

Công suất thuê (%)

Giá thuê tr.bình (USD/ m2/ tháng)

Hạng A

6

100.071

81%

63

Hạng B

31

374.356

86%

30

Hạng C

85

277.914

84%

22

Tổng cộng

122

752.341

85%

32

Nguồn: Nghiên cứu và Tư vấn Savills, Q3 2009

* Giá thuê tính theo giá USD từng tháng dựa trên giá niêm yết và tính trên diện tích thuần, đã bao gồm phí dịch vụ nhưng chưa bao gồm thuế VAT (10%).

Savills ước tính rằng sẽ có tổng cộng khoảng một triệu mét vuông diện tích văn phòng được hoàn thành trong vài năm tới. Nguồn cung tương lai tiếp tục tập trung vào khu vực Quận 1, chiếm đến hơn trên 60% trong tổng số nguồn cung tương lai. Đặc biệt là sẽ có thêm một cao ốc Hạng B là Crescent Plaza được hoàn thành vào cuối năm 2009.

Những dự án mới dự định được hoàn thành trong cuối năm 2009, 2010 và 2011 sẽ hoàn thành do tất cả các tòa nhà này đã bắt đầu xây dựng. Đối với những dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2012 hoặc xa hơn nữa thì có thể sẽ kéo dài do các dự án này thông thường vẫn còn nằm trong kế hoạch.